Kế hoạch kiểm tra nội bộ

Thứ tư - 11/09/2024 23:48
Căn cứ các văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025; Công văn số 2349/SGDĐT-TTr ngày 29/8/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học 2024-2025 đối với Giáo dục Mầm non, Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên.
Thực hiện Kế hoạch số 789/KH – PGD&ĐT ngày 11 tháng 09 năm 2024 của phòng giáo dục và đào tạo huyện Nậm Pồ về việc công tác kiểm tra năm học 2024 – 2025; 
          Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2024-2025 của trường mầm Nậm Nhừ xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ như sau:
 
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NẬM PỒ
TRƯỜNG MẦM NON NẬM NHỪ

Số:    /QĐ-HT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  
                          Nậm Nhừ, ngày 12 tháng 09 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Ban Kiểm tra nội bộ trường học
Năm học  2024- 2025

  HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON NẬM NHỪ

 Thực hiện Quyết định số 4080/QĐ-UBND, ngày 19/08/2024 của UBND huyện Nậm Pồ về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Nậm Pồ;
Căn cứ các văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025;
Công văn số 2349/SGDĐT-TTr ngày 29/8/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học 2024-2025 đối với Giáo dục Mầm non, Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên.
Thực hiện Kế hoạch số 789/KH – PGD&ĐT ngày 11 tháng 09 năm 2024 của phòng giáo dục và đào tạo huyện Nậm Pồ về việc công tác kiểm tra năm học 2024 – 2025
          Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 của trường mầm non Nậm Nhừ

QUYẾT ĐỊNH
          Điều 1.  Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường mầm non Nậm Nhừ năm học 2024 - 2025 gồm các ông (bà) có tên sau đây,
 (danh sách đính kèm).
          Điều 2.  Ban kiểm tra nội bộ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2024 - 2025 theo đúng các văn bản hướng dẫn. Trưởng ban phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên;
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
          Các các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT
- Các Tổ CM, Tổ VP;
- Lưu VT, Hsơ KTNB
 HIỆU TRƯỞNG
 


DANH SÁCH
BAN KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG MẦM NON NẬM NHỪ
(Kèm theo Quyết định số        /QĐ-HTr ngày 12/09/2024)

 
Stt Họ và tên Chức danh Nhiệm vụ được giao Ghi chú
1 Lò Thị Thỏa Hiệu trưởng Trưởng ban phụ trách chung  
2 Lò Thị Thu P. Hiệu trưởng P. Trưởng ban kiểm tra các hoạt động của giáo viên  
3 Lò Thị Tiên P. Hiệu trưởng P. Trưởng ban kiểm tra các hoạt động của giáo viên  
4 Quàng Thị Mai Thương Chủ tịch CĐ Thành viên: kiểm tra các hoạt động của giáo viên  
5 Lường Thị Binh Tổ trưởng MG Đơn Thư ký: Ghi chép các văn bản liên quan  
6 Cà Thị Khiển Tổ trưởng MGG Thành viên: kiểm tra các hoạt động của giáo viên  
7 Lò Thị Phương Thảo BT đoàn TN Thành viên: kiểm tra các hoạt động của giáo viên  
8 Quàng Thị Hương Tổ phó MGG Thành viên: kiểm tra các hoạt động của giáo viên  
9 Quàng Thị Chỉnh Tổ trưởng NT Thành viên: Kiểm tra các hoạt động của giáo viên  
(Tổng số 09  thành viên)






















 
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NẬM PỒ
TRƯỜNG MẦM NON NẬM NHỪ
 
 

Số:       /KH-MNNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 

        Nậm Nhừ, ngày 12 tháng 09 năm 2024

KẾ HOẠCH
 Công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non
Năm học 2024 - 2025
         
Căn cứ các văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025; Công văn số 2349/SGDĐT-TTr ngày 29/8/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học 2024-2025 đối với Giáo dục Mầm non, Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên.
Thực hiện Kế hoạch số 789/KH – PGD&ĐT ngày 11 tháng 09 năm 2024 của phòng giáo dục và đào tạo huyện Nậm Pồ về việc công tác kiểm tra năm học 2024 – 2025
          Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2024-2025 của trường mầm Nậm Nhừ xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Đội ngũ giáo viên đủ, có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn đạt 100%;
Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kiểm tra theo quy định;
Ban kiểm tra nội bộ đã phối hợp chặt chẽ với Ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao về vị trí, vai trò của công tác kiểm tra trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ làm cộng tác viên; nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiếp công dân.
Hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan chức năng có thẩm quyền biện pháp khắc phục.
Giúp nhà trường, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước; bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà trường, cá nhân.
2. Yêu cầu
Quá trình kiểm tra đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, không làm cản trở đến hoạt động của cá nhân là đối tượng kiểm tra; thực hiện nghiêm túc chế độ bảo mật và chế độ thông tin, báo cáo.
III. NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ chung
Đổi mới hoạt động kiểm tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giáo dục. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật thanh tra 2010, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục; Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành lĩnh vực giáo dục.; chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 7/5/2018 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo để kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện xử lý hành vi vi phạm..
Tăng cường công tác kiểm tra chuyên ngành đảm bảo tính khách quan, độc lập và hiệu quả; giải quyết triệt để các đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý trong kết luận sau kiểm tra; đẩy mạnh kiểm tra nhà trường về nội dung 3 công khai (Công khai về chất lượng giáo dục, công khai về đội ngũ, công khai về tài chính).
2. Nhiệm vụ cụ thể
Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường đủ khả năng tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ;
Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; việc quản lý, sử dụng tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em.
Kiểm tra công tác thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh.
Hiệu trưởng, Ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ theo kế hoạch. Đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, thực hiện đúng mục tiêu; tránh hình thức, đối phó, không hiệu quả;
Ban kiểm tra nội bộ phối hợp chặt chẽ với Ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiển nghị thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý dứt điểm sau kiểm tra.
Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các kế hoạch trong năm học. Xử lý kết quả, báo cáo đánh giá toàn diện và đúc rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ cho những năm tiếp theo.
VI. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kiểm tra toàn diện nhà trường
1.1. Kiểm tra về đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên
Cán bộ giáo viên nhân viên: Đủ, thiếu, trình độ đào tạo, tỷ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn, danh hiệu thi đua, giáo viên giỏi các cấp.
1.2. Kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật
Phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng, hạng mục phụ trợ khác;
Bàn ghế, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học tối thiểu, sân chơi, bãi tập, khu vực vệ sinh, khu để xe;
Cảnh quan trường học: Cổng trường, tường rào, cây xanh, khuôn viên trường học, vệ sinh học đường, môi trường sư phạm;
Ngân sách cho hoạt động giáo dục, giảng dạy. Thực hiện các khoản thu, chi trong và ngoài ngân sách nhà nước.
1.3. Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ
a. Kế hoạch phát triển giáo dục
Thực hiện chỉ tiêu, số lượng từng lớp và toàn trường;
Thực hiện kế hoạch phổ cập GDMNTNT;
Thực hiện quy chế tuyển sinh;
Hiệu quả đào tạo của nhà trường.
b. Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục đạo đức;
Hoạt động của các đoàn thể;
Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm;
Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, huy động nguồn lực xây dựng môi trường giáo dục.
c. Hoạt động và chất lượng giảng dạy
Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục;
Chất lượng giảng dạy của giáo viên qua dự giờ thăm lớp, đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng đồ chơi của giáo viên; việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên
Kết quả học tập của học sinh: Thông qua việc đánh giá các lĩnh vực, các cuộc thi.
1.4. Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng
a. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học
 Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch năm học, học kỳ và hàng tháng của nhà trường; việc tổ chức thực hiện kế hoạch thông qua kiểm tra sổ nghị quyết của nhà trường, các tổ và các bộ phận có liên quan;
Kiểm tra kế hoạch của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn về nội dung kế hoạch, chỉ tiêu và các biện pháp thực hiện, tính khả thi, phù hợp thực tiễn của kế hoạch.
b. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên
Việc phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên hợp lý có hiệu quả;
Việc quản lý kỷ luật lao động, trách nhiệm công tác, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Nhà nước;
Những chủ trương và biện pháp để giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên được học tập, bồi dưỡng nang cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
c. Công tác kiểm tra của hiệu trưởng
Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên;
Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn;
Kiểm tra công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường;
          Kiểm tra công tác bán trú (Cơ sở vật chất phục vụ bán trú, hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc; kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh)
Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh
d. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường:
Kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc các chính sách của nhà nước đối với cán bộ giáo viên nhân viên, việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường
e. Công tác tham mưu, xã hội hóa giáo dục; quan hệ phối hợp công tác giữa nhà trường với các đoàn thể
Những kết quả cụ thể trong công tác tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên và với chính quyền địa phương.
Các biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục và kết quả đạt được
Quan hệ phối hợp công tác giữa nhà trường với các đoàn thể.
g. Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh
Khen thưởng, đánh giá xếp loại học sinh
2. Kiểm tra chuyên đề
2.1. Kiểm tra thực hiện “ 3 công khai”
2.2. Kiểm tra việc thực hiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT
2.3. Kiểm tra việc quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường
Kiểm tra công tác hành chính
+ Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến; kiểm tra việc quản lý con dấu, văn bản mật.
+ Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính: (sổ theo dõi phổ cập giáo dục, sổ nghị quyết của nhà trường, sổ kiểm tra đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn, sổ quản lý tai sản, sổ quản lý tài chính, sổ theo dõi công văn đi, công văn đến, hồ sơ tuyển sinh).
Kiểm tra quản lý tài chính
Kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính, kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách, kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính và thu nộp ngân sách.
Kiểm tra công tác quản lý tài sản
+ Kiểm tra việc xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị trường học. Thẩm định tính hợp lý, khoa học, đảm bảo vệ sinh trường lớp, đảm bảo an toàn; thẩm định giá trị sử dụng của cơ sở vật chất trường, lớp; nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng của các loại tài sản.
+ Kiểm tra việc thực hiện nội quy, việc cho mượn, thu hồi tài sản các loại, hồ sơ sổ sách, bảo quản, thống kê, phân loại, bổ sung thiết bị dạy học.
2.4. Kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua.
3. Kiểm tra các tổ, nhóm trong nhà trường
Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng: Nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn.
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Kế hoạch, nghị quyết, biên bản, chất lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm.
Kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ chuyên môn (việc thực hiện chương trình, chuẩn bị bài, chất lượng dạy học, việc thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, việc kiểm tra đánh giá học sinh, tác dụng uy tín của tổ, nhóm chuyên môn trong trường…)
Kiểm tra nền nếp sinh hoạt chuyên môn: Soạn bài, dự giờ, giảng mẫu, thao giảng, họp tổ…
Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
4. Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo
4.1. Nội dung kiểm tra
a. Trình độ nghiệp vụ sư phạm
Trình độ nắm yêu cầu của nội dung, chương trình, kiến thức, kỹ năng thái độ cần xây dựng cho học sinh.
Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục.
b. Việc thực hiện quy chế chuyên môn
Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục;
Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định;
Kiểm tra học sinh theo quy định;
Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo quy định;
Tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ.
c. Kết quả giảng dạy
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh của cán bộ kiểm tra
Kết quả kiểm tra chất lượng các lớp giáo viên dạy so với chất lượng chung của toàn trường, so sánh với kết quả học tập của học sinh các năm học trước và mức độ tiến bộ so với lúc giáo viên mới nhận lớp.
4.2. Đánh giá xếp loại khi kết thúc kiểm tra
a. Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm
Xếp loại trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên căn cứ vào kết quả xếp loại các giờ dạy đã được cán bộ kiểm tra dự và rút kinh nghiệm với giáo viên.
b. Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn
Đánh giá chung việc thực hiện quy chế chuyên môn: Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục; soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định, kiểm tra học sinh theo quy định
c. Đánh giá kết quả giảng dạy
Việc đánh giá kết quả giảng dạy thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh, kết quả kiểm tra khảo sát của cán bộ kiểm tra, so sánh với năm học trước và chất lượng chung toàn trường.
d. Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ khác
Công tác chủ nhiệm
Thực hiện các công tác khác do trường phân công
5. Kiểm tra lớp học và học sinh
Có thể kiểm tra toàn diện một lớp hoặc kiểm tra một vấn đề nhằm rút ra kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp, việc giảng dạy của giáo viên, phát hiện đánh giá tình hình học sinh.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Tháng Nội dung kiểm tra Thời gian thực hiện Phương pháp kiểm tra Đối tượng kiểm tra Lực lượng kiểm tra
8 - Kiểm tra việc tu sửa cơ sở vật chất đầu năm,  việc huy động trẻ đến lớp ở điểm Trung tâm 07/8 Độc lập Quàng Thị Hà BGH
- Kiểm tra cơ sở vật chất, việc huy động trẻ đến lớp Bản Huổi Lụ 2 28/8 Độc lập Quàng Thị Lan BGH
9 - Kiểm tra cơ sở vật chất, việc huy động trẻ đến lớp Bản Nậm Chua 1 06/9 Độc lập Cầm Thị Hiền Quàng Thị Mai Thương BGH
- Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế và các hoạt động đầu năm của giáo viên 04/9 Độc lập Quàng Thị Thắm BGH
- Kiểm tra công tác bán trú bản Nậm Chua 3 09/9 Độc lập Cà Thị Khiển BGH
10  - Kiểm tra chất lượng học sinh và giáo viên đầu năm 8 - 11/9 Độc lập Giáo viên
 
   BGH
- Kiểm tra công tác xây dựng môi trường lớp học Bản Huổi Lụ 3 07/10 Độc lập Sùng Thị Bấu BGH
- Kiểm tra hoạt động sư phạm 2 giáo viên
 
10/10
21/10

Hội đồng
 
Quàng Thị Thắm
Quàng Thị Lan
 
BGH, Tổ CM
 
- Kiểm tra công tác tổ chức ăn bán trú ở một số điểm bản: Nậm Chua 3, Huổi Lụ 3 18/10 Độc lập Cà Thị Khiển
Sùng Thị Bấu
BGH
11 - Kiểm tra công tác xây dựng chuyên đề điểm “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” 7/11 Độc lập Huổi Lụ 2, Nậm Nhừ 3 BGH
- Tổ chức chấm trang trí lớp và xây dựng môi trường lớp học. Chấm thi đồ dùng, đồ chơi cấp trường. 11/11
Hội đồng
Giáo viên tại các điểm bản
 
BGH, Tổ CM
HĐKT

- Tổ chức thao giảng lần 1
4 -15/11 Độc lập
Toàn bộ giáo viên
 
BGH
- Kiểm tra toàn diện 01 giáo viên 08/11 Hội đồng Lừu Thị Sơ
 
HĐKT
- Kiểm tra công tác giao nhận thực phẩm cho nhà bếp, và giáo viên phụ trách bản 30/11 Độc lập Thủ kho:
Lò Văn Tiện
Phụ trách bán trú: Lò Thị Tiên
BGH
12 - Kiểm tra việc bảo quản, sử dụng tài sản, thiết bị dạy học tại điểm trường: Nậm Nhừ 3, Nậm Chua 1 5/11 Hội đồng Giáo viên tại các điểm bản Nậm Nhừ 3, Nậm Chua 1 BGH, Tổ CM
HĐKT
- Kiểm tra công tác quản lý chuyên môn của phó hiệu trưởng   
27/12
Độc lập Lò Thị Thu
 
BGH
- Kiểm tra thi GVGD cấp trường 9-13/12 Độc lập Giáo viên tại các điểm BGH, Tổ CM
 
- Kiểm tra toàn diện giáo viên 02 GV 27/12 Hội đồng Lường Thị Tuyệt
Cầm Thị Hiền
BGH, Tổ CM
HĐKT
- Kiểm tra chất lượng giáo viên, học sinh cuối học kỳ I 30/12 Hội đồng Giáo viên và học sinh các lớp BGH, Tổ CM
HĐKT
1 - Kiểm tra hoạt động dạy và học đầu kỳ II ở 1 số lớp 15/01 Hội đồng Giáo viên học sinh BGH, Tổ CM
HĐKT
- Kiểm tra việc quản lý tài chính nhà trường. 24/01 Độc lập Lê Thị Thanh HT
2 - Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn và các hoạt động trước và sau tết nguyên đán: Nậm Chua 1, 3, Nậm Chua 3 (N.Cháy) 3/02 Độc lập GV điểm bản BGH
  - Kiểm tra chuyên đề 02 giáo viên 14/02 Độc lập Cháng Thị Phương
Giàng Thị Sụa
BGH, Tổ CM
 
3 - Thao giảng vòng trường Đợt 2
 
24-28/03 Hội đồng Giáo viên BGH, Tổ CM
 
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hin quy chế chuyên môn 4 tổ khối. 17,18/3 Độc lập Tổ MGĐ, MGG, Hành chính BGH
- Kiểm tra chất lượng giáo viên, học sinh kỳ II 6-7/03 Độc lập GV điểm bản
BGH, Tổ CM
- Kiểm tra hoạt động sự phạm 03 giáo viên 17-21/03 Hội đồng Lường T. Hồng Trang
Quàng Thị Chỉnh
Quàng Thị Hương
BGH, Tổ CM
HĐKT
4 - Kiểm tra hồ sơ Phó hiệu trưởng.
4/04

Độc lập

Lò Thị Tiên
HT
 - Kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh cuối năm học. 21/04 Hội đồng Giáo viên và học sinh các lớp BGH, Tổ CM
HĐKT
- Kiểm tra hồ sơ kế toán, văn thư. 29/04 Hội đồng Lò Văn Pọm
Lê Thị Thanh
BGH
5 - Kiểm tra  việc quản lý, sử dụng tài sản của nhà trường, các lớp. 16/5
Hội đồng
Các giáo viên BGH, Tổ CM
HĐKT
- Kiểm tra chất lượng học sinh cuối năm. Hoàn thiện hồ sơ xét hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi. 13/5
Hội đồng
Giáo viên và học sinh toàn trường BGH, Tổ CM
HĐKT
 
Nơi nhận:
- Phòng GDĐT (để báo cáo);
- Các Tổ CM, Tổ VP;
- Lưu VT, Hsơ KTNB.
HIỆU TRƯỞNG




 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây