KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH NĂM HỌC: 2024-2025

Thứ bảy - 07/09/2024 03:14
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
NĂM HỌC: 2024-2025
TRƯỜNG MẦM NON NẬM NHỪ 
BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
           Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 04 /KH-HĐBĐDCMHS Nậm Nhừ, ngày 7 tháng 9 năm 2024

KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
NĂM HỌC: 2024-2025
 
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:
1. Về phía nhà trường:
- Tổng số học sinh toàn tr­ường: 434 em /17 lớp;
- Số CBGVNV trong nhà trư­ờng: 38;  BĐD CMHS các lớp: 7
2. Về phía Ban Đại diện CMHS        
- Có 09 người
- Ban Đại diện cha mẹ HS trường có 03 người.
* Thuận lợi
- Hầu hết các bậc CMHS của nhà trường luôn quan tâm chăm lo đến việc học tập của con em mình và công tác chăm sóc giáo dục trẻ em của nhà trư­ờng, có tinh thần trách nhiệm cao đối với mọi hoạt động của nhà trường.Nhà trư­ờng luôn đ­ược đón nhận sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, ngành GD-ĐT, các ban ngành, đoàn thể.
- BĐD CMHS của nhà trư­ờng và các lớp hoạt động đều tay, có hiệu quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo điều lệ của Ban đại diện CMHS góp phần tạo nên thành tích chung của nhà trường trong những năm học vừa qua.
- BGH và tập thể cán bộ giáo viên nhà tr­ường nhiệt tình và tâm huyết với nghề, hết lòng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- BĐD cha mẹ học sinh làm việc tích cực, nhiệt tình phối hợp kịp thời các hoạt động của nhà trường.
* Khó khăn
- 1 số điểm sân trường chật hẹp không đủ không gian cho trẻ các lớp chơi ngoài trời. (trường phải chia thời gian hoạt động ngoài trời của các lớp không cùng thời điểm)
- Vẫn còn một số bậc CMHS chư­a thực sự quan tâm đến con em mình, chư­a thực sự quan tâm đến các hoạt động chăm sóc giáo dục của nhà trư­ờng.
- Một số ông, bà trong Ban đại diện CMHS nhà trư­ờng, và Ban đại diện CMHS các lớp do bận công việc nên thời gian quan tâm đến các hoạt động chăm sóc giáo dục của nhà tr­ường chưa thường xuyên.
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2024 - 2025
Căn cứ Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư­ số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 của nhà trường, Ban đại diện CMHS xây dựng kế hoạch, chư­ơng trình hoạt động  năm học 2024 - 2025 cụ thể như­ sau:
A. Nhiệm vụ trọng tâm
1. Kết phối hợp với BGH nhà trư­ờng, các cô giáo, tổ chức tuyên truyền, vận động khuyến khích phụ huynh giữ mối liên lạc, tương tác với giáo viên để cùng  hướng dẫn giáo dục trẻ. Đồng thời phổ biến pháp luật, chủ tr­ương chính sách của đảng, nhà nư­ớc về giáo dục tới toàn thể các bậc CMHS trong lớp, trong trường nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của các bậc CMHS về mục tiêu giáo dục mầm non, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với phong trào giáo dục của nhà tr­ường và thư­ờng xuyên quan tâm, chăm lo, dạy bảo con em mình trở thành con ngoan, trò giỏi, đạt mục tiêu cuối độ tuổi.
2. Kết phối hợp với BGH nhà trư­ờng, các cô giáo tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục theo kế hoạch năm học; Thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho trẻ, quan tâm giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật; động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trư­ờng tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục, đảm bảo nâng cao chất lư­ợng chăm sóc giáo dục toàn diện của nhà trư­ờng.
3. Kiện toàn công tác tổ chức Ban đại diện CMHS nhà trư­ờng, Ban đại diện CMHS các lớp, đảm bảo tổ chức các hoạt động của Ban đại diện CMHS nhà trường và Ban đại CMHS  các lớp theo điều lệ.
B. Nhiệm vụ cụ thể
1. Công tác tổ chức
- Kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp và ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trư­ờng, phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban đại diện CMHS.
+ Mỗi lớp cử ra Ban đại diện CMHS gồm 3 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban, 01 phó tr­ưởng ban và 1 ủy viên
+ Ban đại diện CMHS nhà tr­ường đ­ược bầu trong Hội nghị các tr­ưởng ban Ban đại diện CMHS các lớp vào đầu năm học.
Ban đại diện CMHS của lớp và trư­ờng họp 3 lần/năm để thống nhất các chủ trương, biện pháp quản lý giáo dục học sinh, biện pháp nâng cao chất l­ượng giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, chất lư­ợng chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Công tác tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền, h­ướng dẫn, phổ biến chủ trư­ơng, nội quy, quy chế tổ chức hoạt động của nhà tr­ường, Ban đại diện CMHS tới toàn thể CMHS nhằm nâng cao chất l­ượng chăm sóc giáo dục học sinh.
- Biện pháp: Tuyên truyền trong cuộc họp CMHS đầu năm; trên hệ thống bảng tin, thông báo bằng văn bản đến toàn thể CMHS các nội dung sau:
+ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà tr­ường.
+ Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện CMHS .
+ Chủ tr­ương công tác xã hội hóa giáo dục.
+ Các khoản thu phục vụ HS và quỹ tự nguyện Ban đại diện CMHS.
+ Quyết toán quỹ Ban đại diện CMHS  và các khoản thu chi từ nguồn xã hội hóa giáo dục cuối học kỳ và cuối năm học.
3. Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
3.1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường
- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học xây dựng việc thu - chi xã hội hóa, quỹ hội và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;     
- Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Phối hợp với nhà trường giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh ra lớp đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
3.2. Nhiệm vụ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
 - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức tốt hoạt động chăm sóc, giáo dục học sinh; Th­ường xuyên giữ mối liên hệ, trao đổi với GVCN để nắm bắt tình hình học tập, ý thức, nề nếp học tập của con ở lớp, ở trư­ờng và đặc biệt phối hợp với giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ, rèn luyện cho trẻ những mục tiêu giáo dục mà trẻ chưa đạt.
 - Giúp hội trực tiếp lập danh sách thu tiền tự nguyện của phụ huynh đóng góp tiền xã hội hóa, quỹ hội.
- Tuyên truyền vận động học sinh ra lớp;
- Thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong cuộc họp đầu năm học; triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định.
- Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp về biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
-  Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa ..... để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Quan tâm nhắc nhở con về ý thức chấp hành nội quy nhà tr­ường: Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, đi học đúng giờ, chào ba mẹ- cô giáo khi đến lớp và ra về, mặc đồng phục đúng quy định,... phối hợp và hỗ trợ nhà trường thực hiện quy định về chống ùn tắc giao thông ở cổng trư­ờng.
- Phối hợp với GVCN của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn thói quen, hành vi tốt, giáo dục kỹ năng sống cho các con ở mọi lúc, mọi nơi.
3.3  Thực hiện đúng các quy định thu chi quỹ ban đại diện CMHS
- Các lớp phải xây dựng kế hoạch thu chi, quy chế chi tiêu quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, đảm bảo nguyên tắc đồng thuận, công khai dân chủ đảm bảo đúng quy định tại Điều lệ Ban đại diện CMHS Ban hành. Trích từ quỹ Ban đại diện CMHS các lớp chuyển về quỹ Ban đại diện CMHS nhà tr­ường 30%.
- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của các cấp về tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục; không đặt ra các khoản thu trái quy định, mức thu quá cao, đồng loạt dẫn đến bức xúc của CMHS trong lớp, ảnh hư­ởng đến uy tín nhà trư­ờng.
3.4. Đẩy mạnh công tác khuyến học khuyên tai, vận động các bậc CMHS trong toàn tr­ường, xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài để hỗ trợ các hoạt động giáo dục, nâng cao hiệu quả giáo dục, cụ thể nh­ư: th­ưởng cho học sinh xuất sắc trong năm học, cán bộ.
3.5. Giám sát việc thu chi quỹ ban đại diện CMHS của lớp, của trư­ờng, nguồn thu xã hội hoá, chế độ miễn giảm các khoản thu đảm bảo minh bạch, rõ ràng, công khai dân chủ. Căn cứ vào Điều lệ Ban ĐDCMHS, Ban ĐDCMHS thống nhất với BGH nhà trường triển khai kế hoạch dự kiến các khoản thu trong năm học 2024- 2025 tới toàn thể các bậc CMHS toàn tr­ường.
- Quỹ Ban đại diện CMHS trường: dự tính: 30% trích từ quỹ tự nguyện của cha mẹ học sinh các lớp.
Dự tính chi 30% chi hoạt động của BĐDCMHS: hỗ trợ, tổ chức, khen thưởng các hội thi, các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho HS, chi khen thưởng cuối năm, giấy khen cho trẻ đạt danh hiệu cháu ngoan, tặng hoa, quà ngày lễ, tết, chi thăm viếng đám hiếu, tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn.
3.6. Huy động mọi nguồn lực, phối hợp với các tổ chức xã hội làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục: Vận động CMHS tự nguyện ủng hộ kinh phí, công sức cùng hỗ trợ trang trí, thiết bị lớp học phục vụ con em. Giám sát việc tiếp nhận ủng hộ CSVC của CMHS các lớp.
3.7. Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, trãi nghiệm của trẻ, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường.
3.8. Ban đại diện CMHS của nhà trư­ờng, Ban đại diện CMHS các lớp tiếp thu ý kiến đóng góp của các bậc CMHS, trao đổi với GVCN hoặc BGH nhà trường các vấn đề liên quan đến giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho học sinh, tinh thần trách nhiệm, đạo đức Nhà giáo của giáo viên chủ nhiệm,các khoản thu để nhà trư­ờng kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm; tránh gửi đơn thư­ vư­ợt cấp ảnh h­ưởng đến uy tín nhà trư­ờng và các cô giáo.
III. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
1. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:
- Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;
- Trưởng ban Ban ĐD cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ (nếu có) và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
- Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học gồm: các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện;các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh (như bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường).
 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và có thể họp bất thường khi có ít nhất 50% số cha mẹ học sinh đề nghị hoặc do trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định;
- Ban đại diện cha mẹ học sinh trường họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và họp bất thường khi có ít nhất 50% số thành viên hoặc trưởng ban đề nghị.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các nội dung, kế hoạch hoạt động đã được thảo luận, thống nhất trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh. 
- Thường xuyên kiểm tra giám sát để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực hiện kế hoạch.
V. KẾ HOẠCH CỤ THỂ TỪNG THÁNG
 
 
Tháng
 
Nội dung công việc
 
 
Điều chỉnh kế hoạch
 
8
 
- Tổ chức cuộc họp ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, cử ra Ban Đ DCMHS.
- Tổ chức cuộc họp trưởng ban của các ban đại diện cha mẹ học sinh lớp bầu ra BCH  Ban ĐDCMHS nhà trường. Thông qua kế hoạch hoạt động, dự kiến các khoản thu chi của ban đầu năm học khi đã được duyệt
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của cha mẹ học sinh, của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo quy định
- Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các phó trưởng ban, các thành viên thường trực để thông qua tại cuộc họp toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
- Chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
 
 
 
 
.
 
 
 
 
 
9
- Phối hợp với nhà trường tổ chức ngày khai trường 5/9
- Phối kết hợp với các cô giáo tiếp tục vận  động học sinh  ra lớp, tăng tỉ lệ chuyên cần.
- Tập hợp ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, của cha mẹ học sinh để thống nhất với Hiệu trưởng các biện pháp giải quyết.
- Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;     
- Cùng kết hợp với nhà trường tổ chức thực hiện xây dựng trường
học thân thiện - học sinh tích cực.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
10
- Phối kết hợp với các cô giáo tiếp tục vận  động học sinh  ra lớp, tăng tỉ lệ chuyên cần.
- Tập hợp ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, của cha mẹ học sinh để thống nhất với Hiệu trưởng các biện pháp giải quyết.
- Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;     
- Cùng kết hợp với nhà trường tổ chức thực hiện xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực.
 
 
 
 
 
 
11
- Phối kết hợp với các cô giáo tiếp tục vận  động học sinh  ra lớp, tăng tỉ lệ chuyên cần.
- Phối hợp với hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết của cuộc họp đầu năm học.
-  Thực hiện các hoạt động giáo dục do ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã đề ra.
- Phối hợp với nhà trường  tổ chức lễ kỷ niệm 20/11
 
 
 
12
 
- Phối kết hợp với các cô giáo tiếp tục vận  động học sinh  ra lớp, tăng tỉ lệ chuyên cần.
- Phối hợp với hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kì cho các cháu.
- Thống nhất với hiệu trưởng chủ trương, phân công các ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp tổ chức các cuộc họp cuối học kỳ I.
- Kết hợp với nhà trường tổ chức sơ kết Học kỳ 1
 
 
 
 
 
 
1
 
- Phối kết hợp với các cô giáo tiếp tục vận  động học sinh  ra lớp, tăng tỉ lệ chuyên cần.
- Phối hợp với hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết của cuộc họp đầu năm học, lễ sơ kết HKI.
- Phối hợp với BGH - GV cùng vận động và duy trì số lượng học sinh.
- Kết hợp với nhà trường tổ chức hội thi BTN Cấp trường
 
 
 
 
 
 
 
 
2
- Nghỉ tết
- Phối hợp với hiệu trưởng cùng vận động và duy trì nề nếp số lượng học sinh sau thời gian nghỉ tết.
- Tiếp tục hưởng ứng tham gia cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực cùng với CB - GV trong NT
 
 
 
 
 
3
 
- Phối kết hợp với các cô giáo tiếp tục vận  động học sinh  ra lớp, tăng tỉ lệ chuyên cần.
- Phối hợp với hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ.
- Phối hợp với nhà trường tổ chức giáo dục lễ giáo cho học sinh, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
- Động viên CB - GV tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện.
 
 
 
 
 
 
 
4

- Tiếp tục phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do ban đại diện cha mẹ học sinh đã đề ra.
- Phối hợp với GV chủ nhiệm lớp chăm sóc, quản lí động viên học sinh tích cực học tập, thực hiện quy định của điều lệ và nội quy của nhà trường.
 
 
 
 
 
 
5
- Phối kết hợp với các cô giáo tiếp tục vận  động học sinh  ra lớp, tăng tỉ lệ chuyên cần.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường giám sát, thực hiện việc thu Chi kinh phí của học sinh đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, dân chủ và quyết toán kinh phí tại cuộc họp cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh
- Phân công ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tổ chức cuộc họp cuối năm, thông báo kết quả học tập của học sinh trong năm học.
- Tổ chức họp ban đại diện cha mẹ học sinh cuối năm, quyết toán quỹ.
- Tiếp tục kết hợp với nhà trường khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh cuối năm học.
 
                                                        

















 

                                                         NGƯỜI LẬP



                                                         Hoàng A Súa
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây